Thứ Hai, 14/08/2023 04:11 CH
Admin
Mùa mưa, cẩn trọng nguy cơ ngộ độc nấm
Lượt xem: 583
Nấm độc là loại nấm có chứa các độc tố gây ngộ độc cho cơ thể con người
và động vật khi ăn phải. Hầu hết các vụ ngộ độc không xác định được loài nấm
nên việc xử trí cấp cứu còn gặp nhiều khó khăn. Diễn biến ngộ độc nấm không thể
lường trước được và là nguyên nhân tử vong của hầu hết các trường hợp ngộ độc nấm
xảy ra hàng năm ở nước ta.
Hiện nay, thời tiết Chơn Thành đang là mùa mưa, là
thời điểm các loại nấm sinh sôi, nảy nở, nhiều người dân vẫn
có thói quen hái nấm dại chế biến thức ăn dẫn đến ngộ độc, nguy hiểm tính mạng.
Ảnh nguồn Internet
Theo cảnh báo từ Cục an toàn thực phẩm (Bộ Y tế)
trên thế giới hiện có hơn 10.000 loại nấm đã được xác định danh tính, trong đó
có hàng trăm loại nấm độc. Ngoài những loài nấm độc có màu sắc sặc sỡ, nhiều
loại nấm độc màu trắng có hình dáng bên ngoài rất giống với nấm bình thường nên
nhiều người đã hái về ăn gây nguy hiểm đến tính mạng. Cho dù nấm là loại thực
phẩm giàu dinh dưỡng, nhưng không phải loại nấm nào cũng có thể sử dụng. Các
loại nấm độc kể cả sau khi đun nấu ở nhiệt độ 2.000C thì độc tố vẫn không bị
phá hủy.
Các loại nấm mọc
hoang dại rất khó để phân biệt độc tố bằng mắt thường, Trung tâm Y tế huyện Bù Gia Mập
khuyến cáo:
- Chỉ sử dụng khi biết chắc chắn nấm ăn được.
- Tuyệt đối không được ăn nấm lạ, nấm hoang dại kể cả
nấm màu trắng, nấm có đủ các phần của thể quả (mũ, phiến nấm, cuống, vòng cuống
và bao gốc)đặc biệt là những loại nấm có đầy đủ vòng cuống, bao gốc thường là
nấm độc.
- Không ăn thử nấm, dứt khoát loại bỏ nấm khi
còn nghi ngờ
- Không hái nấm non chưa xòe mũ vì chưa bộc lộ hết
đặc điểm cấu tạo khó nhận dạng nấm độc.
- Nấm tươi ăn được mới hái nên nấu ăn ngay, nếu để
ôi, dập nát có thể hình thành độc tố mới gây ngộ độc.
- Không ăn nấm đã bị thối rữa, ôi thiu.
- Khi bị ngộ độc
nấm cần phải đưa tất cả những người bị ngộ độc và cả người cùng ăn nấm dù chưa
có biểu hiện triệu chứng đến các cơ sở y tế gần nhất để được cứu chữa và theo
dõi.